Guitar-Fingerstyle

Nơi bắt nguồn của Tình Yêu

Học guitar đệm hát: Kỹ thuật tay phải trong guitar giành cho người mới học


Xin chào các bạn, ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về một số kỹ thuật của bàn tay trái như: bàn tay, ngón tay, ngón cái, cách cầm cần đàn, cách bấm dây, cách rải ngón và chia ngăn,… Thì bài hôm nay mình sẽ đi vào chi tiết kỹ thuật của bàn tay phải để từ đó hướng đến việc kết hợp cả hai tay một cách thuần thục và điêu luyện. 

Đây là những kỹ thuật cơ bản nhất giành cho những người mới học đàn guitar đệm hát.

Đối với những kỹ thuật về bàn tay phải điều đầu tiên bạn cần chú ý đến đó chính là việc đặt cánh tay phải vào thùng đàn guitar như thế nào cho đúng kỹ thuật. Khi đánh đàn guitar tay phải của bạn sẽ dùng thùng đàn làm điểm tựa, khuỷa tay tì vào mô sau của thùng đàn. Chú ý việc tì vào sẽ có tác dụng chống mỏi và tạo tư thế chắc chắn, tuy nhiên khi tì vào bạn không được để cánh tay đè lên mặt  top đàn guitar vì như vậy sẽ gây ra việc cản âm rất lớn.(Xem hình minh họa).

Học đàn guitar
Việc tiếp theo bạn cần chú ý đến cổ tay, cổ tay của bạn phải thật lỏng bởi vì cổ tay quyết định rất nhiều đến âm thanh mà chúng ta tạo ra. Để làm được điều đó bạn phải chú ý vào vị trí cá khớp trên cánh tay bao gồm: Khớp khuỷa tay, khớp cổ tay và khớp các ngón tay. Khi bạn gãy vào các dây đàn thì bạn phải phối hợp đồng thời ba khớp này. Lỗi lớn nhất mà những người mới học đàn guitar đệm hát thường gặp đó chính là tay quá cứng, các bạn chỉ chú trọng đến phần gãy dây mà quên mất sự vận động của cổ tay và khủy tay dẫn đến tình trạng nhanh mỏi và lực tác động vào các dây không đều khiến cho âm thanh phát ra không đều đôi lúc đứt đoạn.
Ngoài ra vấn đề đặt bàn tay như thế nào là điều hết sức quan trọng. Các bạn thường khi mới tiếp xúc vớiđàn guitar thì bàn tay phải của các bạn còn khá vụng về các ngón tay bị xòe ra làm cho việc gãy dây rất khó khăn do gãy dây này thì ngón tay lại chạm vào dây khác dẫn đến hiện tượng tẹt tiếng, rè và đặc biệt khi chơi các điệu càng khó khăn hơn do các ngón tay cứ lộn vào nhau. Vì thế trước tiên bạn cần tạo dáng gọn cho bàn tay phải của bạn.  Bạn hãy hình dung tay phải của bạn đang vặn một vật gì đó, các ngón tay vặn vào và tạo vuông góc với dây đàn như thế thì việc gãy dây này của ngón này sẽ không bị ảnh hưởng đến các dây khác. (Xem hình minh họa)

học đàn guitar
Việc tiếp theo bạn cần quan tâm đến nữa đó chính là sự kiểm soát của các ngón tay lên đàn guitar. Với việc bố trí các ngón tay khá hợp lý như sau: Ngón cái sẽ kiểm soát phần dây bass: dây số 6, dây số 5, dây số 4. Ngón trỏ kiểm soát dây số 3, ngón giữa kiểm soát dây số 2, ngón áp út sẽ kiểm soát dây số 1. Đây là một quy luật khá đơn giản nhưng cũng thật phức tạp đối với các bạn mới lần đầu tiếp xúc đàn guitar. Vì thế để có thể thành thục với việc kiểm soát các dây của bàn tay phải các bạn cần tập luyện các bài tập làm quen mà theo mình thì bạn nên tập đánh điệu Slow theo nguyên tắc : Bass – 3 – 2 – 1 – 2 – 3. Và lặp lại tuần hoàn 3 lần như sau:
Lần 1: Bass1(ngón cái- dây 6) – 3(ngón trỏ) – 2(ngón giữa) – 1(ngón áp út ) – 2(ngón giữa) – 3(ngón trỏ).
Lần 2: Bass2(ngón cái – dây 5) – 3(ngón trỏ) – 2(ngón giữa) – 1(ngón áp út ) – 2(ngón giữa) – 3(ngón trỏ).
Lần 3: Bass3(ngón cái- dây 4) – 3(ngón trỏ) – 2(ngón giữa) – 1(ngón áp út ) – 2(ngón giữa) – 3(ngón trỏ).
Lặp đi lặp lại như vậy bạn sẽ dần kiểm soát được bàn tay phải của mình một cách thành thục nhất. Chúc các bạn thành công.
Thông tin liên hệ:

Học đàn guitar đệm hát: kỹ thuật tay trái cơ bản cho người mới học


Có khá là nhiều bạn học guitar đệm hát được một thời gian và đang chuyển dần qua bấm hợp âm. Tuy nhiên vấn đề khó khăn mà các bạn gặp phải đó chính là việc bấm không ra tiếng, tức là tiếng phát ra bị tẹt, rè, không tròn. Hiện tượng này sảy ra khá phổ biến với các bạn học đàn guitar đệm hát và nguyên nhân chính đó chính là lực bấm nơi tay trái của bạn chưa đủ lực vì thế âm thanh phát  ra không được như ý bạn muốn. 

Bài viết sau đây mình sẽ cung cấp những kỹ thuật căn bản nhất về cách bấm bàn tay trái  cho những người mới học đàn guitar. Đảm bảo rằng khi bạn luyện thành thục kỹ thuật này thì việc bấm hợp âm của bạn không còn là vấn đề gì nữa.

Hầu hết lỗi phổ biến về kỹ thuật bàn tay trái mà các bạn thường gặp đó chính là phần tác động từ cổ tay yếu và cách đặt bàn tay vào cần đàn sai.
Đầu tiên chúng ta phải quan tâm đến trục của bàn tay. Trục của bàn tay không được đặt chéo quá vì nếu đặt chéo quá thì lực tác động các ngón tay vào cần đàn không đủ chặt dẫn đến lực tác động vào các hợp âm không chặt. Vậy để lực tác động chặt thì trước tiên bàn tay phải thẳng thì khủy tay lùi xa một chút và cổ tay hơi gập lại.( Xem hình minh họa bên dưới).
 học đàn guitar
Thứ hai đó chúng ta cần quan tâm đến vấn đề ngón tay. Phần lớn các bạn mới học đàn guitar thì đều có chung một nhược điểm đó là tay ôm chặt lấy cần đàn dẫn đến việc bàn tay ôm sát vào các ngón tay gập vào sẽ bị mất lực rất nhiều đó là chưa kể đến việc bạn chuyển hợp âm thì sẽ không linh động được trong vấn đề này. Vì thế khi bấm chúng ta chú ý vào ngón tay cái đặt phái sau cần đàn, phần đốt giữa của ngón cái các bạn đặt vào giữa của cần đàn và toàn bộ bàn tay các bạn đưa lên một chút sao cho phân giữa bàn tay( các rãnh giữa ngón tay và lòng bàn tay) phải nhô ra phía trước của cần đàn.(Xem hình minh họa bên dưới).  Chú ý tuyệt đối không chạm cần đàn. Có khá nhiều bạn mắc phải lỗi nghiêm trọng tại vị trí này khiến cho ngón tay của chúng ta bị gập bấm không còn lực nữa vì thế khi chúng ta bấm Finger Style hoặc gãy dây thì chúng ta không còn năng động được nữa.
 học đàn guitar
Tiếp theo vấn đề bàn tay, ngón tay cái chúng ta sẽ quan tâm tiếp tục đến các ngón còn lại. Các ngón tay còn lại không được khít vào nhau mà phải giãn đều nhau ra và phân theo quy luật cơ bản từ trước đến nay đó là ngón trỏ ( ngăn 1), ngón giữa( ngăn 2), ngón áp út(ngăn 3). (Xem hình minh họa bên dưới)

kỹ thuật bàn tay trái trong guitar đệm hát
Tiếp theo chúng ta qua chú ý đến đầu ngón tay, tuyệt đối không được bấm theo kiểu đè nằm xuống vì như thế ngón tay sẽ ảnh hưởng đến các dây còn lại gây ra hiện tượng bì rè. Đầu ngón tay luôn giữ vuông góc với cần đàn vì thế điều cần làm lúc này là tiến hành cắt hết móng ở bàn tay trái đi nhé. Hãy hi sinh móng tay yêu quý vì niềm đam mê guitar nhé!

Chuyên Mục: Học Guitar

Cách xác định nhịp và phách trong một bản nhạc giành cho người học guitar đệm hát


Đối các bạn học guitar đệm hát cơ bản thì ngoài các vấn đề về hợp âm căn bản thì để đệm được một bài hát việc xác định được nhịp và phách là một điều hết sức quan trọng. Bởi vì nếu bạn đã thành thục về các hợp âm tuy nhiênnhịp và phách của bạn vẫn xác định kém thì cái này chỉ có bạn đệm cho bạn hát được thôi còn nếu bạn đệm cho người khác hát thì thật tình là botay.com.

Vậy để giải quyết tình trạng trên chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nhịp là gì ? Phách là gì nhé!

Nhịp là gì?

Khi các bạn nghe một bản nhạc hay một bài hát, ta thường thấy bài hát đó vang lên với một khoảng thời gian đều đều nhau được xác định bằng một tiếng đệm mạnh (Bass – Trống – Dậm chân). Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau gọi là nhịp mà nhạc lý còn gọi là tempo.
Để phân biệt nhịp nọ với nhịp kia người ta dùng một vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp(xem hình minh họa bên dưới)
- Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hoặc nhịp trường canh.
- Khi kết thúc 1 đoạn nhạc hay thay đổi khoá nhạc, thay đổi nhịp, người ta dùng 2 vạch nhịp, gọi là vạch kép.
- Chấm dứt bài nhạc người ta dùng vạch kết thúc bao gồm 1 vạch bình thường và 1 vạch đậm hơn ở phía ngoài.(xem hình minh họa)
Nhịp trong ô nhạc
Ô nhịp kết thúc

Phách là gì?

Trong mỗi nhịp (ô nhịp hay nhịp trường canh) lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách.
Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp. Nhờ có phách mạnh, phách nhẹ ta mới phân biệt được các loại nhịp khác nhau.
Số lượng phách trong mỗi ô nhịp tuỳ thuộc vào số chỉ nhịp.
Phách có thể chia ra làm nhiều phần nhỏ hơn một nốt nhạc hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc.(xem hình minh họa)
nhịp và phách

 Sau đây là quy tắc xác định phách như sau:(xem hình bên dưới)


Nhịp và pháchNhịp và phách

Một số nhịp và phách cơ bản:


Nhịp và phách

Kỹ thuật FINGERSTYLE trong cách chơi đàn guitar


Fingerstyle (FS) là một khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam, và hầu như những người muốn chơi loại nhạc này điều phải tự tập vì không có lớp dạy. Bài viết hôm nay mình sẽ chia sẽ với toàn bộ các bạn yêu đàn guitar về kỹ thuật này, đây là bài viết đầu tiên về Serie “Kỹ thuật guitar nâng cao”.

 

1. Tìm hiểu trước tiên về kỹ thuật này
- Thời gian gần đây trên mạng youtube đang hot với video “SunFlower” của Paddy Sun, và rất nhiều bạn đã cover lại bản nhạc này. Bản nhạc này đặc biệt ở chổ có rất nhiều kỹ thuật “lạ” được thực hiện.

- Nếu tìm hiểu kỹ hơn, các bạn có thể nhận ra Fingerstyle được hiểu là guitar classic nâng cao hơn mà thôi. Vì vậy, để học được thể loại này, các bạn nên học guitar clacssic trước và nắm thật vững nhạc lý, còn lại kỹ thuật trong FS thì các bạn phải bỏ công sức ra tập luyện, dần dần sẽ quen và thành công thôi.

2. Định nghĩa và nguồn gốc của FS:
- Fingerstyle guitar là kỹ thuật chơi đàn guitar bằng cách gảy các dây trực tiếp bằng các ngón tay, móng tay, hoặc picks gắn vào ngón tay, trái ngược với Flatpicking (gảy những note riêng lẻ bằng pick) hay rải một chuỗi các hợp âm(đệm hát).
- Kỹ thuật FS có thể bao gồm hợp âm, hợp âm rải và các yếu tố khác như sự kết hợp âm thanh từ nhiều dây, gõ vào thùng đàn, Tapping, harmonic(bồi âm)…
- Phong cách FS có nguồn gốc ở cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, khi một Guitarist Mĩ la-tinh thử bắt chước nhạc Ragtime Piano, vốn phổ biến ở thời kì đó. Với ngón tay cái có chức năng như tay trái nghệ sĩ dương cầm, và các ngón tay khác hoạt động như bàn tay phải.
- Một số bản được thu đầu tiên được thực hiện bởi Blind Blake, Big Bill Broonzy, Memphis Minnie và Mississippi John Hurt. Một số người chơi nhạc Blues thưở đầu như Blind Willie Johnson và Tampa Red thêm vào kĩ thuật Slide. Fingerpicking nhanh chóng được phổ biến trong quốc gia và các nghệ sĩ phương Tây như Sam McGee, Ike Everly (cha của The Everly Brothers), Merle Travis và “Thumb” Carllile.
- Guitar sử dụng để chơi dòng nhạc này là Guitar Accoustic Modern, cần đàn thường nhỏ, thùng đàn yêu cầu phải có độ vang cao.
3. Một số thuật ngữ, kỹ thuật và phong cách trong FS:
- Fingerpicking (hay còn gọi là gảy bằng ngón cái, xen kẽ tiếng bass) được búng bởi những ngón tay, kỹ thuật này thường được dùng để chơi các loại nhạc dân gian, nhạc Jazz hoặc Blues. Trong kỹ thuật này, ngón cái duy trì một nhịp điệu ổn định, thường là xen bass bằng 3 dây 4,5,6, trong khi ngón trỏ, ngón giữa và áp úp gảy giai điệu và chơi những note cao.
- Travis picking:
. Phong cách này thường được chơi trên Guitar Acoustic dây thép, sử dụng của các nhịp được đặt sẵn của tay phải trong khi chơi, với tay cái bấm các Chord. Ngón cái xen vào note bass, trong khi ngón trỏ và ngón giữa luân phiên chơi những âm cao.
. Tiêu biểu của thể loại này là Travis, kỹ thuật của ông ngày một thêm phức tạp và không hề giới hạn. Ông nhắc đến phong cách chơi của mình là “thumb pick” , có lẽ vì sự lựa chọn duy nhất ông ta sử dụng khi chơi là banjo thumb pick.
- American Pritimitive guitar: là một thể loại thuộc Fingerstyle. Nó có nguồn gốc bởi John Fahey. American Pritimitive guitar đặc trưng bởi việc sử dụng âm nhạc dân gian với Alternating-bass Fingerpicking và việc sử dụng Tunings như mở D, mở G, thả D và mở C.
- Ragtime guitar: Như đã đề cập ở trên, có lẽ Fingerpicking ban đầu lấy cảm hứng từ Ragtime piano. Một nghệ sĩ của Ragtime là Blind Blake, một nghệ sĩ ghi âm phổ biến của cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930.
- New age Fingerstyle: Năm 1976, William Ackerman bắt đầu ghi âm Windham Hill, mà bản gốc là ở trên guitar dây sắt. Tuy nhiên, thay vì Style Folk và Blue của Takoma, bao gồm Guitar Fahey nguyên thủy của Mỹ, những nghệ sĩ New Age loại bỏ các âm Bass đơn điệu và kỹ thuật Flamenco Percussive. Nhạc được sử dụng rộng rãi của nó như là nền âm nhạc tại nhà sách, spa và các doanh nghiệp.
- Folk baroque: Đây là một phong cách riêng biệt nổi lên ở Anh trong đầu những năm 1960, trong đó kết hợp các yếu tố dân gian của Mỹ, Blues, Jazz và Ragtime với âm nhạc truyền thống của Anh. Kỹ thuật này sử dụng mở D và G Tunings. Tuy nhiên, một số kỹ thuật khác đã sử dụng phong cách chơi âm nhạc truyền thống của nước Anh. Các phong cách này được phát triển và đặc biệt đáng chú ý khi làm theo phương thức D-A-D-G-A-D, là một hình thức thả D (drop D). Nó được kết hợp với Travis picking và tập trung vào một giai điệu như một phần nhạc đệm.
- Slack-Key Guitar: là một phong cách Fingerpicked có nguồn gốc ở Hawaii. Phong cách này sử dụng kỹ thuật loosen the tuning key (nới lỏng khóa). Slack key gần như là luôn chơi trong tunings mở hoặc bị thay đổi – chỉnh, phổ biến nhất là G-major, cũng như tunings được thiết kế để có được hiệu ứng đặc biệt.
Phong cách cơ bản của slack-key là thiết lập một mô hình trầm xen kẽ với ngón cái và hòa với dòng giai điệu của các ngón tay trên dây cao hơn.
- “Percussive Picking”: là một thuật ngữ mới nổi cho một phong cách kết hợp lên dây, cũng như gõ trên dây tạo hiệu ứng âm thanh. Flamenco guitar đã sử dụng các kỹ thuật này trong nhiều năm qua, nhưng độ cứng của dây thép đã gây khó khăn trong Fingerstyle cho đến khi người ta bắt đầu sử dụng các pickups trên Acoustic Guitar.
Classical guitar fingerstyle:
Là phong cách FS có thể chơi trên đàn guitar cổ điển. Các tính năng chính của kỹ thuật này là chơi solo đa âm một cách hài hòa, tương tự như đàn piano. Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn đều dùng để chơi nhạc, kéo, harm… Chords(hợp âm) thường được ngắt, với âm trống được nhấn mạnh. Guitar cổ điển có ưu thế trong màn trình diễn và cho phép một mức độ cao về kiểm soát các yếu tố âm nhạc, kết cấu. Các màn trình diễn rất khác nhau về các phím, các chế độ, nhịp điệu và ảnh hưởng văn hóa. Tunings ít khi được dùng, ngoại trừ Drop D.
- Flamenco guitar fingerstyle:
Kỹ thuật Flamenco liên quan đến kỹ thuật cổ điển, nhưng với sự nhấn mạnh hơn vào nhịp điệu, âm lượng và giai điệu. Những nghệ sĩ Flamenco thường thích các phím như A, E, và do đó dẫn đến việc sử dụng các tuning mở và capo.

-Một số kỹ thuật bao gồm:
. Picado: nhấn mạnh vào tác động lên dây đàn và phát âm.
. Rasgueado: Strumming thường được thực hiện bởi tất cả các ngón tay và sau đó flicking (kéo) ra để tạo 4 âm strums chồng.
. Alzapua: Một kỹ thuật của ngón cái có nguồn gốc trong kỹ thuật Plectrum Oud.
. Tremolo: Đánh một nốt liên tục với tốc độ nhanh để tạo ra âm thanh có độ rung, được chơi với mẫu ngón tay là: p-i-a-m-i.

Translate

Hoàng Thân Thiện ( Thienchip86). Powered by Blogger.

Các bài mới

3dtotal

Các bài đã đăng